Hoàng hậu Fujiwara no Shōshi

Vào giữa thế kỷ thứ 9, Fujiwara no Yoshifusa tuyên bố ông ta sẽ là quan nhiếp chính cho Thiên hoàng Seiwa. Như vậy, gia tộc Fujiwara đã toàn quyền kiểm soát nền chính trị cho đến cuối thế kỷ 11, thông qua các cuộc hôn nhân chính trị giữa những cô con gái nhà Fujiwara với các thành viên hoàng thất. Fujiwara no Michinaga đã sắp xếp cho bốn cô con gái của mình kết hôn với các vị Thiên hoàng.[1] Vào thời kỳ này, các vị Thiên hoàng nắm giữ rất ít quyền lực, vị trí của họ chỉ là danh nghĩa, mang tính nghi lễ nhiều hơn và tuổi còn quá trẻ. Thay vào đó, quyền lực chính trị được nắm giữ bởi một vị quan nhiếp chính, với quyền lực thường được đo bằng mức độ chặt chẽ của nhiếp chính trong mối quan hệ cá nhân của họ với gia đình Hoàng thất.[2] Năm 995, hai anh em của Michinaga là Fujiwara no MichitakaFujiwara no Michikane lần lượt qua đời, Triều đình không còn ai có thể nắm quyền; và Michinaga đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực với cháu trai Fujiwara no Korechika, anh vợ của Thiên hoàng Ichijou và là anh trai của Hoàng hậu Teishi, cộng với sự giúp đỡ của chị gái Senshi (mẹ của Thiên hoàng Ichijou, vợ của Thiên hoàng En'yū). Do Hoàng hậu Teishi ủng hộ Korechika, nên sau đó bà bị trục xuất khỏi cung, cũng như mất đi quyền lực của mình.[3]

Bốn năm sau, Michinaga cho con gái lớn Shōshi tiến cung cho Thiên hoàng Ichijou, khi đó bà mới 12 tuổi.[4][5] Một năm sau khi Shōshi tiến cung, trong nỗ lực phá hoại ảnh hưởng chính trị của Hoàng hậu Teishi và tăng cường vị thế cho bà, Michinaga ép buộc Thiên hoàng phải phong cho bà làm Hoàng hậu, mặc dù trước đó Teishi đã nắm giữ địa vị này. Như nhà sử học Donald Shively giải thích, "Michinaga đã gây sốc ngay cả những người theo phe mình bằng cách sắp xếp cuộc gặp giữa Hoàng hậu Teishi (Hoàng hậu Sadako) với Hoàng hậu Shōshi như giữa hai người có địa vị tương đương nhau. Teishi giữ danh hiệu Hoàng hậu.[3] và sau đó bà vẫn trở thành Thái hậu (Kōtaigō), sau là Thái hoàng Thái hậu (Taikōtaigō).[6]